Giải pháp chống thấm cho trần nhà bằng bê tông
Chú ý chỉ nên thực hiện chống khi bề mặt thật khô để tạo độ bám dính tốt nhất nhé.
Nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới, thời tiết nắng mưa thất thường dẫn đến việc ngôi nhà của bạn bị thấm dột trần nhà và tường là điều không tránh khỏi. Nếu không xử lý kịp thời sẽ làm ảnh hưởng đến độ an toàn của công trình. Vậy nên, việc chống thấm cho trần nhà, tường và sàn nhà là một trong những công đoạn quan trọng đầu tiên mà bạn cần phải thực hiện khi xây nhà.
Trong xây dựng có nhiều phương pháp chống thấm khác nhau như: dùng phụ gia chống thấm, màng chống thấm… với việc lựa chọn vật liệu chống thấm phù hợp sẽ giúp bạn vừa tiết kiệm lại vừa mang lại hiệu quả cao.
Dùng phụ gia chống thấm, màng chống thấm
Bạn có thể tham khảo một số phương pháp chống thấm cho trần bê tông sau:
– Các loại màng chống thấm: Trên thị trường bạn có thể dễ dàng mau nhiều loại màng chống thấm như: màng dán lạnh, màng khò nóng. Ưu điểm của những loại màng này vì nó có độ bền rất cao và khả năng chống thấm rất tốt.
– Phụ gia chống thấm: Nên trộn phụ gia chống thấm với các vật liệu xây dựng sẽ giúp tạo sự bền vững cho kết cấu công trình, giúp nâng cao khả năng chống thấm cho trần nhà bằng bê tông.
chống thấm cho trần nhà
Trộn các phụ gia chống thấm với các vật liệu xây dựng
– Các vật liệu quét tạo màng hoặc phun: vật liệu này có dạng hóa chất lỏng, bạn có thể quét hoặc phun lên trần bê tông tạo thành lớp màng bảo về trần nhà khỏi các tác động của điều kiện thời tiết làm thấm dột. Cách chống thấm này cũng giúp bạn có thể thi công dễ dàng và cũng khá hiệu quả.
– Hóa chất quét thẩm thấu gốc xi măng và chống thấm phun: cách chống thấm này cũng tương đối dễ thi công. Nhược điểm của chúng là hạn chế khi bị ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp làm giảm độ bền và khả năng chống thấm. Thường người ta sẽ áp dụng phương pháp này để chống thấm cho công trình ở hố thang máy, tầng hầm.
Chống thấm cho trần nhà
Cách thi công chống thấm như sau:
– Trước tiên, bạn đục bỏ những lồi lõm trên bề mặt để tạo thành mặt bê tông phẳng, ở nhưng chỗ bị nứt thì bạn đục thành rãnh chữ V với độ sâu khoảng 2cm,có thể dùng giấy nhám chà cho bề mặt bê tông cho phẳng để khâu thực hiện chống thấm sẽ hiệu quả hơn.
– Tiếp theo, bạn vệ sinh bề mặt bê tông thật sạch, có thể dùng máy hút bụi làm sạch bề mặt để tăng hiệu quả chống thấm. Chú ý chỉ nên thực hiện chống khi bề mặt thật khô để tạo độ bám dính tốt nhất nhé.
Loại bỏ lồi lõm trên bề mặt thi công
Đó là những cách để giúp chống thấm dột cho trần nhà bằng bê tông cho bạn tham khảo. Đặc biệt chú ý, cách tốt nhất là hãy thực hiện khâu chống thấm ngay từ đầu thì mới mang lại hiệu quả cao nhất, tránh trường hợp đợi dột mới chống thấm hay dột đến đâu chống thấm đến đấy nhé.
Leave a Reply