Cách làm mát và giảm lượng khí thải carbon bằng tường Trombe

Theo Marwa Dabaieh, thiết kế mới sử dụng năng lượng tái tạo từ mặt trời và gió để sưởi ấm và làm mát các tòa nhà.
Theo một nghiên cứu mới đây, tường Trombe (một dạng hệ thống thu nhiệt mặt trời gián tiếp) được dùng trong thiết kế các tòa nhà năng lượng mặt trời thụ động từ thế kỷ 19, nó không chỉ có tác dụng sưởi ấm, mà còn làm mát các tòa nhà và giúp giảm đáng kể lượng khí thải carbon.

Tường Trombe giúp sưởi ấm, làm mát các tòa nhà và giảm đáng kể lượng khí thải carbon
Nhà nghiên cứu Marwa Dabaieh thuộc Đại học Lund University tại Thụy Điển đã tìm ra cách ứng dụng tường Trombe, thử nghiệm thiết kế tại Saint Catherine, Ai Cập.

Marwa Dabaieh cho biết, tại Ai Cập, nguồn nhiên liệu hóa thạch chiếm 94% năng lượng. Vì vậy, quốc gia này có nhu cầu rất lớn về các giải pháp năng lượng thay thế để giảm lượng khí thải carbon và có thể sử dụng được cho cộng đồng nông thôn, những nơi hiện nay nguồn điện chưa ổn định.

Các bức tường Trombe có lỗ thông hơi là kỹ thuật xây dựng cũ, tuy nhiên vẫn phổ biến và hầu như không tiêu thụ năng lượng. Nhà nghiên cứu Marwa Dabaieh tiếp tục phát triển kỹ thuật này không chỉ cho hệ thống sưởi mà còn để làm mát, nhằm cung cấp một mức nhiệt độ thích hợp quanh năm trong nhà.

Theo Marwa Dabaieh, thiết kế mới sử dụng năng lượng tái tạo từ mặt trời và gió để sưởi ấm và làm mát các tòa nhà. Được biết, việc điều chỉnh này đã loại bỏ các vấn đề cơ bản của tường Trombe khi nhiệt độ cao, làm giảm đáng kể tổng mức tiêu thụ năng lượng và khí thải carbon.

Đồng thời, thiết kế mới cũng quan tâm đến vấn đề thẩm mỹ của bức tường, vì vậy có thể ứng dụng trong thiết kế các tòa nhà hiện đại và trở thành một yếu tố kiến trúc hấp dẫn. Những vật liệu sử dụng để xây tường bao gồm gỗ, đá, len cũng như thủy tinh đều được sản xuất tại địa phương.

Rất có thể hệ thống thông gió thụ động này sẽ là chìa khóa cho một tương lai bền vững.

Cùng Danh Mục:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *